Tư vấn các thủ tục về môi trường

1.Tư vấn đánh giá tác động môi trường

Ðánh giá tác động môi trường (MT) là đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với MT, nhằm phát hiện ra các tác động có hại đối với môi trường trước khi chúng xảy ra. Nhờ đó các đề xuất dự án phát triển có thể được thay đổi sao cho các tác động môi trường được giảm thiểu tới mức thấp nhất hoặc được loại trừ. Và nếu các tác động tiêu cực này ở mức không thể chấp nhận được hoặc không giảm nhẹ được thì dự án sẽ phải bãi bỏ.
Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch – dịch vụ, đô thị hoá… nhằm đáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố MT, suy giảm tài nguyên sinh vật, thay đổi khí hậu toàn cầu,… ngày càng nghiêm trọng. Để quản lý môi trường được thắt chặc hơn, ĐMT đã được đưa vào trong khuôn khổ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan toả ra nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.  
Theo luật bảo vệ môi trường, ĐMT được đánh giá là một trong những nội dung cần thiết phải có trong xem xét phê duyệt cho phép dự án thực thi. Nó có vai trò không những là công cụ quản lý môi trường mang tính chất phòng ngừa mà còn là một nội dung giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi trường và là một phần của chu trình dự án. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là công việc không thể bỏ qua đối với các dự án mang tính trọng điểm hoặc được đánh giá tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới môi trường

Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,…

Mô tả công việc:

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn

  • Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH
    –   Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
    –   Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án
–   Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
  • Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

2.Tư vấn đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Luật BVMT năm 2005 của Việt Nam quy định việc tiến hành ĐMC theo nguyên tắc đi song song với quá trình xây dựng một chiến lược, một quy hoạch, một kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực.
Vai trò chính của ĐMC thể hiện trong việc tạo ra các luận cứ về môi trường để biện hộ cho một quyết định chiến lược về phát triển. đồng thời tạo ra cơ chế để lồng ghép, gắn kết các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội vào quá trình ra một quyết định chiến lược.
ĐMC giúp gắn kết các mục tiêu về môi trường với các mục tiêu về kinh tế và xã hội trong quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược.  
Dựa vào kết quả của ĐMC, người ta có thể chỉ ra các định hướng chính xác hơn, cụ thể hơn cho công tác ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư tiếp theo đối với những ngành cụ thể, những vùng cụ thể, và vì thế công tác ĐTM sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn.
ĐMC huy động sự tham gia của cộng đồng, tạo thuận lợi để làm gia tăng sự chất nhận của công chúng, của các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ liên quan đối với một quyết định chiến lược được đề ra.

Đối tượng phải tiến hành ĐMC

Điều 14 của Luật BVMT 2005 quy định các đối tượng sau đây phải tiến hành ĐMC:
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phát triển KT-XH cấp quốc gia
  • CQK phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước
  • CQK phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc TW, vùng
  • Qui hoạch sử dụng đất; Bảo vệ và phát triển rừng; Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
  • Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm
  • Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh

3. Dịch vụ tư vấn xin giấy phép xả thải

Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước:

Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… xả nước thải vào nguồn nước.

Mô tả công việc

  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
    Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án  đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
    –   Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm
    –   Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)
–   Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn
–   Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
–   Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm
–   Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm
–   Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải
–   Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước
–   Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000
–   Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
–   Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt Đề án xả nước thải.

4. Dịch vụ đăng ký chủ nguồn thải

Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải

Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh Chất thải nguy hại.

Mô tả công việc

–   Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất.
–   Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của Doanh nghiệp.
–   Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác.
–   Xác định mã đăng ký của các loại chất thải.
–   Soạn công văn, lập thủ tục, hồ sơ Đăng ký chủ nguồn thải cho Doanh nghiệp.
–    Trình nộp Sở tài nguyên và MT
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môi cao trong lĩnh vực môi trường trang thiết bị hiện đại. Công ty chúng tôi chuyên tiến hành lập hồ sơ, thủ tục về môi trường như cho các doanh nghiệp: Lập bản cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Đăng ký xả nước thải vào nguồn, Đăng ký khai thác nước ngầm, quan trắc môi trường định kỳ, lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải, cấp phép xả thải vào nguồn nước…, Xử lý nước thải …, nước cấp, xử lý rác thải y tế, chất thải nguy hại.

5. Dịch vụ quan trắc môi trường

“Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
  • Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
  • Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
  • Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thì hàng năm Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ quan trắc môi trường từ 2-3 lần… Plastchem Việt Nam dựa trên yêu cầu của khách hàng, sẽ tiến hành quan trắc định kỳ hàng năm và lập các hồ sơ đánh giá hiện trạng, kiểm toán, quy hoạch … về môi trường và các vấn đề liên quan đến cam kết được chấp thuận hoặc được phê duyệt.
Hãy để  chúng tôi tư vấn đúng giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất cho Quý Khách!
——————————————
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG SAO SÁNG BẮC NINH
Địa chỉ: Thôn Đồng Sài - Xã Phù Lãng - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 02226.555.814       Email: xulymoitruongsaosang@gmail.com

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng - Đối tác
Artech/Spain
Minilec/India
Qubino/Slovenia
Fibaro/Poland
Vimar/Italy
ABB
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
246
246
245
243
242
236
235
234
233
232
231
229
Siêmnt
Zalo
favebook
favebook
0941.385.888